Tên gọi "La Vang" Đức_Mẹ_La_Vang

Theo một thuyết, dưới thời vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn có chính sách chống đạo Công giáo. Cho nên để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn, nhiều giáo dân ở vùng Quảng Trị đã chạy lên vùng đất này. Đây là khu vực đồi núi hẻo lánh nên để liên lạc với nhau được thì họ phải "la" lớn, mà "la" lớn thì "vang". Cái tên La Vang ra đời.

Một giả thuyết tương tự về tiếng "la vang" đã từ đặc tính của âm thanh chuyển thành danh từ riêng, nói rằng nơi chốn rừng rú này xưa kia có nhiều cọp beo hại người. Do đó, những người đi rừng nếu ở lại đêm thì thường chia nhau thức canh, thấy động thì "la vang" lên để mọi người đến tiếp cứu.[2]

Một cách giải thích khác là khi giáo dân chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc bấy giờ Đức Mẹ đã hiện ra và chỉ dẫn cho họ đi tìm một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh. Viết "lá vằng" không dấu thành La Vang.

Một thuyết khác cho là địa danh "phường Lá Vắng" đã có từ trước đó, thuộc làng Cổ Vưu, nằm về phía Tây cách đồn Dinh Cát, về sau là tỉnh lỵ Quảng Trị, 4 cây số và cách Phú Xuân, tức Kinh Đô Huế, 58 km về phía Bắc.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đức_Mẹ_La_Vang http://www.giaodiem.com/doithoaiII/Lavang-thudoida... http://www.giaodiemonline.com/2008/01/lavang.htm http://www.vnn-news.com/spip.php?article2123 http://danchuausa.net/la-vang/p_2/ http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20120816/17791 http://thanhlinh.net/node/15710 http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArtic... http://news.catholique.org/18963-vietnam-vers-la-r... http://www.dunglac.org/upload/book/f__1190949728.h... http://www.hdgmvietnam.org/do-an-thiet-ke-trung-ta...